8 KIỂU XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VÀ CÁCH SỬ DỤNG CHÚNG
Cũng giống như có nhiều loại thương hiệu khác nhau, chúng ta cũng có những loại hình xây dựng thương hiệu khác nhau trên thị trường. Xây dựng thương hiệu không phải là một quá trình thần thánh có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp, những chiến lược hiệu quả nhất là những chiến lược được tùy biến sâu cho từng công ty, tập đoàn hoặc chủ thể sử dụng nó. Đó là vì việc xây dựng thương hiệu phụ thuộc vào cá tính của doanh nghiệp và sản phẩm của nó.
Về cơ bản thì thương hiệu chính là cá tính của một công ty, xây dựng thương hiệu là những bước công ty phải làm để thể hiện cá tính này. Nhưng việc phát triển một cá tính khác biệt quan trọng hơn việc khiến công ty giống một nhân vật nào đó. Khi việc này được thực hiện hiệu quả, xây dựng thương hiệu có thể định vị một tổ chức (hoặc một cá nhân, hoặc một phong trào, hoặc thậm chí là một sản phẩm cụ thể) như là người đi đầu trong lĩnh vực của họ và cho người tiêu dùng thấy nó chính là sự lựa chọn lý tưởng cho họ cũng như phong cách sống của họ.
Với tư cách là một nhà khởi nghiệp mới, người sáng tạo nội dung hoặc đơn giản là một cá nhân đang trải qua sự phát triển bản thân, việc hiểu rõ xây dựng thương hiệu và cách sử dụng hiệu quả là một trong những yếu tố then chốt để thành công.
Thương hiệu – nhận diện thương hiệu – xây dựng thương hiệu
—
Trước khi chúng ta đi vào cụ thể 8 loại hình xây dựng thương hiệu, điều quan trọng là cần bóc tách sự khác nhau giữa những thuật ngữ: thương hiệu – nhận diện thương hiệu – xây dựng thương hiệu.
Thiết kế bởi Outcrowd trên Behance
Hãy cùng nhau bắt đầu với thương hiệu. Thương hiệu là một cá tính được khắc họa để kết nối với khách hàng theo một cách cụ thể. Thường thì, nó được sử dụng để nhắc tới thương hiệu của những công ty tư nhân, nhưng thực ra mọi thứ đều có thể có thương hiệu của mình: một ngôi trường, một tổ chức chính phủ, một câu lạc bộ, một kênh nội dung,…Thương hiệu là tập hợp những giá trị và nhận thức của thế giới về một thực thể. Mặc dù bạn truyền đạt thương hiệu của mình tới thế giới một cách cẩn trọng, bạn không hoàn toàn kiểm soát được cách công chúng nhìn nhận thương hiệu của mình cũng như những giá trị họ gán cho thương hiệu của bạn.
Hãy xem xét ví dụ của Taco Bell. Thức ăn của họ rẻ và ngon, và họ là lựa chọn lý tưởng khi bạn ưu tiên thức ăn nhanh hơn là thức ăn tốt cho sức khỏe; một phần trong ấn tượng đó đến từ việc xây dựng thương hiệu của Taco Bell, một phần đến từ trải nghiệm sản phẩm của khách hàng. Bất cứ khi nào bạn nghe thấy cụm từ “Taco Bell”, ấn tượng đó xuất hiện trong tâm trí.
“Việc xây dựng thương hiệu truyền tải cá tính thương hiệu của bạn tới với thế giới.”
Giờ chúng ta hãy so sánh thương hiệu và xây dựng thương hiệu. Không giống như thương hiệu của bạn – là cá tính của thương hiệu mà người tiêu dùng nhận thức được về công ty, xây dựng thương hiệu là chuỗi những lựa chọn cố ý bạn đưa ra để truyền tải thương hiệu của mình với thế giới. Nếu thương hiệu của bạn là nhận thức của người dùng về chính bạn, xây dựng thương hiệu là cách bạn thêu dệt nên nhận thức này.
Nguồn: Trendhunter.com
Quay trở lại ví dụ của Taco Bell, xây dựng thương hiệu của họ phô diễn những đoạn quảng cáo kì quặc, những bảng màu táo bạo trên bao bì thực phẩm, website cũng như những chi tiết trang trí nội thất ngầu và hiện đại trong những nhà hàng của họ.
Nguồn: Dangerous Minds
Nguồn: Locale.com
“Tạo ra một bộ nhận diện thương hiệu xây dựng sự nhất quán và định nghĩa thương hiệu của bạn.”
Và chúng ta có nhận diện thương hiệu. Nhận diện thương hiệu là một bộ những lựa chọn thiết kế bạn đưa ra khi xây dựng thương hiệu nào đó. Nếu nó bao gồm những gam màu chì ấm áp, bộ nhận diện thương hiệu của bạn sẽ làm rõ thành những sắc độ cụ thể để mọi nhà thiết kế bạn cộng tác cùng biết có thể sử dụng để tạo ra một vẻ ngoài nhất quán.
Nhận diện thương hiệu bao gồm những thứ như lựa chọn kiểu chữ, bảng màu, những loại chi tiết đồ họa bạn sử dụng, logo của bạn (và những phiên bản của nó) cũng như tiếng nói thương hiệu của bạn. Nhận diện thương hiệu cung cấp những thành phần bạn sử dụng trong chiến lược thương hiệu của mình.
Xây dựng thương hiệu xảy ra ở đâu?
—
Xây dựng thương hiệu xảy ra ở mọi nơi có thể thấy thương hiệu. Khi bạn phát triển chiến lược xây dựng thương hiệu của mình, hãy nghĩ về những nơi thương hiệu của bạn sẽ xuất hiện và được nhìn thấy – online và offline. Cuối cùng thì, mục đích của xây dựng thương hiệu là xây dựng một sự nhận diện đáng tin cậy và độc nhất giúp bạn khác biệt giữa những đối thủ cạnh tranh và truyền tải tới khán giả rằng bạn là chính xác điều họ cần.
Thiết kế bởi C1k
Thiết kế bởi MasterWraps™
Xây dựng thương hiệu cá nhân có xu hướng xảy ra ở những nơi con người – dù là người của công chúng hay không – tương tác với tư cách cá nhân, như trên những nền tảng mạng xã hội hoặc những sự kiện xã hội khác. Xây dựng thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp có xu hướng xảy ra ở những nơi sản phẩm và công ty cần được nổi bật, như trong những cửa hàng hay quảng cáo, cũng như trên mạng xã hội. Xây dựng thương hiệu dịch vụ cũng xảy ra ở những không gian đó, thường thì bạn sẽ thấy chúng xảy ra cùng với xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và sản phẩm.
Thiết kế bởi EARCH
Xây dựng thương hiệu địa lý và văn hóa xảy ra ở quy mô lớn hơn…nhưng chúng cũng hiện diện trên mạng xã hội, ở những địa điểm công cộng và trong môi trường bán lẻ.
Hãy nghĩ về dòng sản phẩm cốc in hình thành phố của Starbuck – bạn chỉ có thể nhận được cố in hình New York ở những cửa hàng Starbuck New York và bản thân chiếc cốc có một thiết kế độc nhất với cầu Brooklyn, tòa nhà Empire State Building và một chiếc taxi màu vàng mang tính biểu tượng. Cho dù bạn mang chiếc cốc đi đâu, nó vẫn luôn là một sản phẩm gợi nhớ tới địa lý và văn hóa khu vực New York mà bạn từng ghé qua.
Nguồn: Starbucks
8 loại hình xây dựng thương hiệu
—
Bạn đang thực hiện loại hình thương hiệu nào? Có nhiều loại hình khác nhau đáng để chúng ta tìm hiểu sâu hơn. Dưới đây là 8 loại quan trọng bạn nên biết:
- Xây dựng thương hiệu cá nhân
- Xây dựng thương hiệu sản phẩm
- Xây dựng thương hiệu dịch vụ
- Xây dựng thương hiệu bán lẻ
- Xây dựng thương hiệu văn hóa và địa lý
- Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp
- Xây dựng thương hiệu offline
- Xây dựng thương hiệu online
Chúng ta sẽ đi sâu vào từng thể loại để bạn có thể thấy cách chúng hoạt động, chúng có thể làm việc với nhau như thế nào và chúng có thể phục vụ cho thương hiệu của bạn như thế nào.
Thiết kế bởi OrangeCrush
- Xây dựng thương hiệu cá nhân
Đầu tiên, có thể hơi lạ khi nghĩ về một cá nhân sở hữu một thương hiệu. Sau tất cả, chúng ta không phải là sản phẩm, chúng ta là con người. Và chúng ta có những cá tính bẩm sinh, không phải những thương hiệu được thêu dệt.
Thiết kế bởi Jane Dareepatr trên Behance
Đúng thế. Nhưng khi chúng ta nói về xây dựng thương hiệu cá nhân, chúng ta không nói về việc tạo ra một cá tính cho chính bạn. Chúng ta đang nói về việc tạo dựng một hình tượng truyền tải cá tính độc nhất của bạn. Việc xây dựng thương hiệu cá nhân xảy ra trên mạng xã hội và những trong môi trường gặp gỡ trực tiếp nơi sự nhìn nhận của người khác về bạn có thể có một tác động to lớn lên danh tiếng xã hội và chuyên môn của bạn – theo một cách tích cực hoặc tiêu cực.
Nguồn: Behance
Vậy bạn “thực hiện” xây dựng thương hiệu cá nhân như thế nào? Bằng việc bồi đắp hình tượng với công chúng dẫn dắt người xung quanh gán những tố chất và giá trị cho bạn. Hãy nghĩ về Cardi B. Cho dù có yêu thích cô ta hay không, chúng ta không thể phụ nhận rằng cô có một thương hiệu cá nhân rõ nét, được xây dựng một cách cẩn thận. Sự thẳng thắn của cô về quá khứ, sự tập trung không ngừng nghỉ của cô vào phát triển và mở rộng đế chế của cô là những thành phần của thương hiệu cá nhân khiến cô dễ nhận diện và thành công.
Nguồn: Complex
Mặc dù bạn có thể không thực sự muốn xây dựng thương hiệu bản thân giống Cardi B, bạn vẫn có thể học rất nhiều từ cách cô ấy bồi đắp thương hiệu cá nhân của cô. Cách bạn chuẩn bị phong cách cho những bức ảnh, những loại hình ảnh và trích dẫn bạn chia sẻ trên mạng xã hội, những nền tảng bạn chọn để dành thời gian và cách bạn tương tác với người khác là những mảnh ghép của xây dựng thương hiệu cá nhân khi đi cùng với nhau sẽ cho thế giới thấy bạn là một cá nhân như thế nào.
Thiết kế bởi Juliejune
- Xây dựng thương hiệu sản phẩm
Xây dựng thương hiệu sản phẩm là việc xây dựng thương hiệu cho một sản phẩm cụ thể. Cũng như việc xây dựng thương hiệu cá nhân liên quan tới bồi đắp một hình tượng bản thân trước cái nhìn của công chúng, việc xây dựng thương hiệu sản phẩm định hình cách thế giới nhìn nhận về sản phẩm của bạn trông qua những lựa chọn thiết kế cố ý.
Thiết kế bởi cynemes
Thiết kế bởi Igor Calalb
Thiết kế bởi Holiday26
Thiết kế bởi Daria V.
Với xây dựng thương hiệu sản phẩm, mục tiêu là kết nối đối tượng khán giả phù hợp với sản phẩm của bạn. Ví dụ, bạn có thể là một nhà thiết kế đồ nội thất cao cấp. Có một phân khúc khách hàng cụ thể sẽ đóng góp phần lớn doanh số bán hàng của bạn. Thông qua việc xây dựng thương hiệu thông minh và khéo léo, bạn có thể đảm những khách hàng lý tưởng của mình sẽ:
- Nghe nói về thương hiệu của bạn
- Ghé thăm website của bạn
- Thích, theo dõi và đăng kí nhiều kênh truyền thông mạng xã hội của bạn
….và cuối cùng là mua sản phẩm nội thất của bạn.
Vì thế, bằng cách nào bạn có thể cho thế giới biết bạn đang cung cấp những sản phẩm cao cấp hướng tới những người tiêu dùng khao khát nội thất cao cấp sang trọng? Thông qua việc xây dựng thương hiệu truyền tải những giá trị này – như sử dụng một font dạng serif, một bảng màu trung tính, tĩnh lặng cho logo, website và các tư liệu tiếp thị của bạn và nhắm tới phân phối sản phẩm ở những cửa hàng khách hàng đích của bạn ưa thích, như những trung tâm thương mại cao cấp chẳng hạn. Việc xây dựng thương hiệu của bạn còn mở rộng tới cách bạn tiếp cận khách hàng, như gửi cho khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng những tờ catalogue đẹp mắt sử dụng chất liệu giấy chất lượng.
Nếu bạn không chắc về cách những lựa chọn font chữ và màu sắc của mình sẽ định hình sự nhìn nhận của khách hàng tiềm năng như thế nào, bạn có thể đọc thêm bài viết của chúng tôi về tâm lý học màu sắc và cách lựa chọn font chữ phù hợp cho thiết kế.
Thiết kế bởi Outcrowd trên Dribbble
Bạn hứng thú và muốn tìm hiểu kĩ hơn về xây dựng thương hiệu sản phẩm? Hãy đọc bài viết của chúng tôi về xây dựng thương hiệu sản phẩm và hàng hóa: bất cứ nhà sản xuất cung cấp những sản phẩm hữu hình nào cũng nên có quá trình xây dựng thương hiệu sản phẩm như là một phần quan trọng trọng trong chiến lược tiếp thị của mình.
- Xây dựng thương hiệu dịch vụ
Không giống như sản phẩm – thứ dễ dàng để định hình thương hiệu theo những cách hữu hình và nhìn thấy được, dịch vụ thì thách thức hơn. Nhưng điều này không có nghĩa chúng ta không thể thực hiện nó một cách hiệu quả – việc cần làm là sẵn sàng sáng tạo và vượt khỏi những lối mòn!
Thiết kế bởi ArcDesignz
Thiết kế bởi silviu-nunvailer
Thiết kế bởi Cross the Lime
Thường thì, việc xây dựng thương hiệu dịch vụ đến với dạng những thứ “được tặng kèm”, như một công ty bảo hiểm gửi tới tất cả khách hàng của mình những tấm phiếu giảm giá vào dịp cuối năm hoặc một khách sạn cung cấp bánh ngọt miễn phí ở quầy lễ tân. Xây dựng thương hiệu dịch vụ cũng có thể đến dưới dạng đáp ứng những kì vọng cụ thể tạo sự khác biệt với những đối thủ cạnh tranh, như một công ty dịch vụ mang kết nối khách hàng với tổng đài viên thay vì máy trả lời tự động khi họ gọi.
Thiết kế bởi fritzR
Người dùng muốn dùng những dịch vụ nhanh chóng, hiệu quả, thân thiện và trong một số ngành vì việc cung cấp những dịch vụ này một cách nhất quán là đủ. Trong những ngành khác, một thương hiệu phải chủ động nâng cao trải nghiệm vượt lên tiêu chuẩn chung của ngành, mang đến những trải nghiệm nổi trội để nổi bật trước những đối thủ cạnh tranh. Bất cứ công ty nào cung cấp một dịch vụ, cho dù là bán đứt hay điều gì đó được cung cấp kèm với một sản phẩm hữu hình, cần tạo dựng niềm tin với khách hàng, đặc biệt là khi không phải dịch vụ nào cũng mang tới doanh số hay kết quả ngay lập tức. Cách thức họ có thể thực hiện điều này là thông qua việc kết nối với khách hàng ở mức độ sâu sắc, thiên về cảm xúc hơn.
Hãy xem xét ví dụ của Air New Zealand. Thương hiệu hàng không này đã tạo dựng được danh tiếng như là một hãng hàng không của sự hài hước, chủ yếu thông qua việc cải tạo những video hướng dẫn an toàn nhàm chán, truyền thống thành những cơ hội tiếp thị vui vẻ, độc đáo. Trong suốt thời kì thành công phòng vé của The Lord of the Rings và The Hobbit, khi lượng khách du lịch đến New Zealand tăng đột biết, Air NZ đã đồng hành với nhà sản xuất phim để trở thành “hãng hàng không của Trung Địa”.
Nguồn: Adweek
Sự hợp tác chặt chẽ này đã tạo ra một video hướng dẫn an toàn hàng không hàng đầu, giới thiệu những ngôi sao được yêu thích nhất của bộ phim. Vào năm 2014, khi đất nước tổ chức kỉ niệm lần thứ 50 của Sports Illustrated Swimwear Issue, một lần nữa hãng hàng không này lại tạo ra một video an toàn mới mẻ, lần này giới thiệu những siêu mẫu quốc tế nổi tiếng như Chrissy Teigen. Ví dụ sau có lẽ đã gây ra một số tranh cãi cho thương hiệu nhưng cả hai chiến dịch đã khiến hãng trở nên khác biệt với những hàng hàng không khác: những sự hợp tác tiếp thị có thời điểm hoàn hảo như vậy đã kết nối với những khách hàng tiềm năng thông qua sự hài hước của hãng và cuối cùng đã giúp tiếp thị hãng như là một hãng hàng không chất lượng, thời thường cung cấp những trải nghiệm sử dụng thoải mái vượt khỏi sự mong đợi về bất cứ hãng hàng không tiêu chuẩn nào.
- Xây dựng thương hiệu bán lẻ
Khi bạn bước chân vào một cửa hàng, vẻ bền ngoài của nó có một cảm giác cụ thể với thương hiệu trong đó. Đó chính là biểu hiện của xây dựng thương hiệu bán lẻ. Những lựa chọn thiết kế cố ý như bố cục, sắp đặt ánh sáng, đồ trang trí, âm nhạc đươc phát trong cửa hàng, những vật cố định hoặc thậm chí là loại sàn được sử dụng được chọn lựa một cách cẩn thận để tạo dựng một trải nghiệm thương hiệu sống động cho bất cứ ai đi vào trong cửa hàng.
Thiết kế bởi HTM13™
Thiết kế bởi Ozzyvill
Thiết kế bởi AndreaMarquez
Xây dựng thương hiệu bán lẻ là điều phải làm của mọi doanh nghiệp đang điều hành một địa điểm cửa hàng vật lý. Thương mại điện tử đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong vài năm gần đây là xu hướng này sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Vì thế, để thu hút nhiều hơn người mua đến cửa hàng, các nhà bán lẻ cần phải đầu tư hơn nữa vào thương hiệu và biến những cửa hàng của mình trở thành những trải nghiệm khiến khách hàng muốn quay lại tận hưởng.
Thiết kế bởi D_MANN™
Nguồn: NPR
Trader Joe’s là một ví dụ về doanh nghiệp thực hiện tốt công việc xây dựng thương hiệu bán lẻ. Có trụ sở ở Mỹ, nói chung cửa hàng Trader Joe’s nhỏ hơn những siêu thị khác, tạo ra cảm giác cảm giác thân mật, gia đình hơn. Những vật trang trí tùy biến cho từng địa điểm mang đến văn hóa độc đáo của thành phố và những mẫu dùng thử cà phê hoặc thức ăn khiến mỗi chuyến thăm quan mua sắm của người dùng thực sự ngon miệng và thú vị. Đây là những điều thương mại điện tự không thể bắt chước và chúng là nền tảng của xây dựng thương hiệu bán lẻ thành công.
- Xây dựng thương hiệu văn hóa và địa lý
Xây dựng thương hiệu văn hóa và địa lý thực ra là 2 việc riêng biệt nhưng khá tương đồng nhau. Cả hai đều phổ biến trong ngành du lịch.
Xây dựng thương hiệu địa lý là xây dựng thương hiệu cho các thành phố, bang, vùng lãnh thổ hoặc thậm chí là các quốc gia. Hãy nghĩ về câu “I Love New York” để đại diện cho thành phố New York và tháp Eiffel như là biểu tượng cho Paris. Xây dựng thương hiệu văn hóa cũng tương tự như tập trung vào khía cạnh văn hóa của vùng lãnh thổ hơn là khía cạnh địa lý. Hãy nghĩ về “một quán cà phê dọc đường” đối với tháp Eiffel để đại diện cho Paris hoặc “tiệc trà Nhật Bản” đối với núi Phú Sĩ để đại diện cho Nhật Bản.
Thiết kế bởi Sign.Yra
Thiết kế bởi D O L L A R T
Vậy loại hình kinh doanh nào được hưởng lợi từ xây dựng thương hiệu văn hóa và địa lý? Du lịch và nhưng ngành kinh doanh ăn theo du lịch như nhà hàng khách sạn hoặc taxi sân bay, chắc chắn rồi, ngoài ra là bất cứ loại doanh nghiệp nào có nguồn gốc xuất sứ địa lý là trọng tâm của thương hiệu.
Một công ty trà bán Ấn Độ trên toàn thế giới có thể tận dụng thương hiệu địa lý bằng cách sử dụng những màu trên cờ Ấn Độ trên logo của họ, hoặc thương hiệu đồng hồ đeo tay mới nổi có thể khai thác những hình ảnh gắn liền với đồng hồ Thụy Sỹ bằng cách sử dụng những hình minh họa của dãy núi Alps trên thiết kế website của mình.
Thiết kế bởi enfanterrible
Thiết kế bởi Stephen.
- Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp là một con người, xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp đó là cách họ thể hiện cá tính của mình. Cũng giống với các loại hình xây dựng thương hiệu khác, đây là chuỗi những lựa chọn thiết kế truyền đạt những điểm quan trọng về thương hiệu, bao gồm:
- Giá trị cốt lõi
- Sứ mệnh
- Điểm giá (price ppint)
- Sự độc quyền
- Khách hàng lý tưởng
Thiết kế bởi Gabriel M Ramos, Fernanda Salgado và Ana Couto trên Behance
Thiết kế bởi Iris Advertising và Doha Magdy trên Behance
Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp vượt ngoài việc thiết kế website và quảng cáo. Nó bao gồm cách bản thân công ty hoạt động, về khía cạnh xã hội hoặc chuyên môn, như hợp tác với những tổ chức từ thiện cụ thể hoặc phản ứng với sự kiện đang diễn ra. Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp cũng thường mở rộng tới những hoạt động tuyển dụng và văn hóa công ty – điều cuối cùng định hình cách công chúng nhìn nhận thương hiệu.
Thiết kế bởi KisaDesign
Thiết kế bởi Adwindesign
Một ví dụ nổi tiếng về một công ty với việc xây dựng thương hiệu mạnh mẽ cả bên trong và bên ngoài là Google – hãng công nghệ nổi tiếng cung cấp cho nhân viên mọi thứ họ có thể cần tới hàng ngày – bữa trưa miễn phí, chăm sóc sức khỏe tại nơi làm việc, xe đưa đón đi làm miễn phí và trợ cấp thai sản hào phóng, đó chỉ là một vài trong số những lợi ích – trong khi đây là một trong những thương hiệu được biết đến rộng rãi nhất trên thế giới. Đối với bất cứ nhân viên tiềm năng nào, ý tưởng làm việc ở Google nghe giống một cơ hội đặc biệt hơn là một công việc thông thường – một cơ hội trở thành một phần của một trong những doanh nghiệp sáng tạo, năng động nhất hành tinh.
Thiết kế bởi Mitchell Luo trên Unsplash
- Xây dựng thương hiệu online
Xây dựng thương hiệu online, như cái tên của nó, là việc xây dựng thương hiệu diễn ra ở môi trường trực tuyến. Không giống như những loại hình xây dựng thương hiệu trên đây, như xây dựng thương hiệu cá nhân hay sản phẩm, xây dựng thương hiệu online là một thể loại rộng lớn nhắc tới tất cả các hoạt động xây dựng thương hiệu diễn ra trên internet. Nó là cách một cá nhân định vị bản thân trên mạng xã hội, nó là loại hình của những quảng cáo trực tuyến mà một nhà cung cấp dịch vụ đang chạy, nó là tất cả những lựa chọn thiết kế được sử dụng trong thư điện thử, trang landing, thiết kế web hoặc những tin nhắn trả lời tự động.
Thiết kế bởi MyCreativeMind
Thiết kế bởi casign
Thiết kế bởi agnes design
Hãy tích hợp xây dựng thương hiệu online vào chiến lượng thương hiệu của bạn để thiết lập niềm tin của khách hàng tốt hơn và tăng khả năng tiếp cận khách hàng của bạn.
Đối với những doanh nghiệp có cả cửa hàng trực tuyến và cửa hàng vật lý, việc xây dựng thương hiệu online hiệu quả thường được coi là sự mở rộng của thương hiệu ngoại tuyến của công ty. Những chỉ dẫn dịch vụ khách hàng kĩ thuật số, ví dụ, thường bao gồm việc sử dụng những ngôn từ mà các cửa hàng vật lý sử dụng. Hoặc, bạn có thể để ý rằng những lựa chọn thiết kế kỹ thuật số của một số thương hiệu bắt chước cửa hàng vật lý của chính họ, mang không khí của cửa hàng vật lý lên không gian online.
Nếu xây dựng thương hiệu online là một phần của chiến lược xây dựng thương hiệu của bạn (ở thời đại này, đây là việc gần như bắt buộc), chìa khóa để thực hiện đúng là đảm bảo nó phù hợp với nhận diện thương hiệu rộng hơn của bạn. Đi từ một website tối giản, mềm mại sang một thiết kế bao bì thô kệch và chi chít thông tin có thể khiến khách hàng rối mắt khi nhận sản phẩm và vì thế sẽ đánh giá thấp nỗ lực của bạn trong việc xây dựng một mối quan hệ ý nghĩa giữa bạn và họ.
Khi bạn thiết kế thương hiệu của mình, hãy nghĩ về những nơi nó sẽ xuất hiện. Bạn sẽ cần nghĩ về cách bạn sẽ thể hiện thương hiệu ở môi trường trực tuyến cũng như ngoại tuyến và thường thì nó sẽ xuất hiện đồng thời ở cả 2 “chiến trường” trên. Hãy nghĩ về những thương hiệu yêu thích của bạn và những nơi bạn tương tác với chúng. Chúng có khác nhau ở những địa điểm khác nhau trong khi vẫn giữ được sự nhất quán? Việc đi vào một cửa hàng Apple Store không giống như việc sử dụng một chiếc iPhone, nhưng chúng có một vài điểm tương đồng – đó chính là xây dựng thương hiệu.
- Xây dựng thương hiệu offline
Đây là quá trình xây dựng thương hiệu xảy ra ở môi trường ngoại tuyến. Cũng giống như xây dựng thương hiệu online có thể bao hàm những loại hình xây dựng thương hiệu cá nhân, sản phẩm, doanh nghiệp và văn hóa – địa lý, xây dựng thương hiệu offline cũng bao gồm những thể loại đó.
Thiết kế bởi Gianluca Militello trên Behance
Thiết kế bởi Ozzyvill
Thiết kế bởi Gabriel Santana trên Behance
Thiết kế bởi Daniel Ramalho trên Behance
Hàng hóa và những sản phẩm hữu hình là mặt trận của xây dựng thương hiệu offline. Xây dựng thương hiệu bán lẻ chính là nhánh của xây dựng thương hiệu offline. Xây dựng thương hiệu cá nhân cũng vậy. Nó có thể bao gồm tủ quần áo của bạn, lựa chọn nơi gặp mặt khách hàng, nhà sản xuất và model của chiếc xe hơi bạn đi và thậm chí những thương hiệu thiết bị bạn và đồng nghiệp đang sử dụng.
Không có gì lạ khi xác nhận các lựa chọn thương hiệu trong chiến lược xây dựng thương hiệu của chính bạn – một ví dụ nổi tiếng là McDonald đang cung cấp những sản phẩm của Coca-Cola. Tương tự, Taco Bell đang cung cấp những sản phẩm của Pepsi. Một sự hợp tác giữa hai thương hiệu đỏ thân thiện với gia đình, vui vẻ ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ người Mỹ.
Nguồn: vocal.media
Nguồn: dia-food.com
Hãy lựa chọn loại hình xây dựng thương hiệu phù hợp cho doanh nghiệp của bạn
—
Bạn thấy đấy, có nhiều loại hình xây dựng thương hiệu mà các doanh nghiệp và các thực thể khác sử dụng để cho thế giới thấy họ là ai và trực quan hóa nó như một biểu đồ Venn, hầu hết các công ty sử dụng nhiều hơn 1 loại hình xây dựng thương hiệu. Hãy nghĩ lại về ví dụ Starbuck của chúng ta: Starbuck không chỉ tích hợp chỉ dẫn địa lý vào quá trình xây dựng thương hiệu của mình, họ đã tạo nên một trải nghiệm nhất quán trong mọi thứ và biến bản thân thành một nơi tuyệt vời để làm việc.
Hãy nghĩ về cách bạn có thể thể hiện thương hiệu của bạn thông qua hai hoặc nhiều hơn các loại hình xây dựng thương hiệu. Có lẽ những tấm bạt phủ xe hơi bắt mắt cho xe công ty bạn và những thiết kế bao bì trông giống phiên bản mini của chúng là cách tốt nhất để mang thương hiệu của bạn về nhà, hoặc có lẽ một ứng dụng sao chép cảm giác đi bộ qua gian hàng vật lý của bạn là cách bạn có thể tạo ra một trải nghiệm khó quên. Hãy thử nghiệm và vui vẻ với nó, bởi vì khi bạn vui vẻ, bạn cũng độc nhất và nguyên bản và sự nguyên bản chính là trái tim của tất cả nghệ thuật xây dựng thương hiệu.
Nguồn: 99designs.com