7 LOGO THỰC HIỆN BỞI NHỮNG NHÀ THIẾT KẾ NỔI TIẾNG VÀ LÝ DO CHÚNG THÀNH CÔNG
Tác phẩm của những nhà thiết kế nổi tiếng chứa đựng nhiều bài học cho giới thiết kế ngày nay.
Khi bạn bạn bắt đầu một dự án thiết kế logo mới và cần một chút cảm hứng để khơi mào quá trình sáng tạo của mình thì điều tự nhiên nhất chính là tìm đến một thư viện thiết kế để kiếm tìm một cảm hứng gì đó.
Nhưng những nguyên lý chung của những thiết kế tuyệt vời không bao giờ lỗi thời cả. Và nếu bạn chỉ tập trung vào những tác phẩm gần nhất, bạn có thể sẽ nhỡ mất những thiết kế logo xưa cũ nhưng đầy giá trị thẩm mỹ, tính năng từ những nhà thiết kế nổi tiếng trong ngành.
Trong bài viết này, chúng tôi nhìn lại 7 thiết kế logo thành công được tạo ra bởi một số những nhà thiết kế vĩ đại nhất của thế kỉ 20 và cùng xem xét những bài học được chứa đựng trong những thiết kế đó như thế nào.
- Logo của Chupa Chups thực hiện bởi Salvador Dalí
Khi bạn đang sản xuất một số loại bánh kẹo và bạn không thực sự vừa lòng với thiết kế thương hiệu của mình, sẽ thật tuyệt vời nếu bạn có một người bạn là một trong những nhà thiết kế hàng đầu thế giới. Và trong khi Salvador Dalí chưa hẳn nổi tiếng bởi những kĩ năng thiết kế đồ họa của mình, ông đã có thể nhanh chóng giúp đỡ Enric Bernat – nhà sáng lập của Chupa Chups, với một vài thiết kế trong thời gian cực ngắn.
Câu chuyện đằng sau logo hình hoa của Chupa Chups có yếu tố cổ tích. Bernat và Dalí đã ngồi cùng nhau trong một quán café, và Berant yêu cầu bạn mình giúp một tay với thiết kế logo của hãng; Dalí đã ngay lập tức làm việc, viết nguệch ngoạc lên những tờ báo cũ trong quán café đó, và đưa ra thiết kế của ông chỉ trong 1 giờ.
Logo được sử dụng ngày hôm nay không khác nhiều với nguyên mẫu đầu tiên của Dalí; thay đổi duy nhất là nó đã không sử dụng dạng kiểu chữ serif cho từ “Chuppa” nữa và thay vào đó là sử dụng font theo kiểu script cho cả hai chữ trong tên gọi thương hiệu.
Nó là một logo dạng chữ đẹp mắt, đơn giản, đầy màu sắc và đảm bảo sẽ nổi bật đối với thị trường nó nhắm tới, nhưng điều thực sự khéo léo là sự yêu cầu của Dalí về cách logo sẽ được hiển thị. Biết rằng nếu nó xuất hiện ở cạnh bên của một chiếc kẹo mút, logo sẽ bị biến dạng, ông quyết định rằng thay vào đó nó nên được đặt ở trên cùng nơi nó vẫn còn nguyên hình dạng. Đây đã trở thành một chiến lược thương hiệu chủ yếu giúp Chupa Chups từ một thương hiệu Tây Ban Nha nhỏ bé trở thành một câu chuyện thành công toàn cầu.
Bài học rút ra: Thấu hiểu rõ cách một logo sẽ được sử dụng là thông tin cần thiết nhất cần nắm bắt trước khi bắt đầu quá trình thiết kế. Nhận thức của Dalí về vị trí đặt logo của Chupa Chups không nghi ngờ gì đã giúp xây dựng sự nổi bật của thương hiệu; những nhà thiết kế hiện đại cần nhớ rằng một logo thường sẽ được sử dụng xuyên suốt nhiều điểm tiếp xúc khác nhau và tất cả các loại kích thước và nên thiết kế theo đó.
- Logo của Nike thiết kế bởi Carolym Davidson
Vào thời điểm mà nhà sáng lập Nike Phil Knight tìm đến, Carolyn Davidson mới chỉ là một sinh viên thiết kế đồ họa tại Đại học bang Portland và dành phần lớn thời gian cho những bài tập vẽ thiết kế trong giảng đường. Nhà sáng lập khi đó cần thực hiện một vài công việc thiết kế chuẩn bị cho một phần thuyết trình sắp tới và đã trả cho cô vài đô la cho mỗi giờ làm việc để hoàn tất một vài đồ thị và biểu đồ.
Sau đó, Knight đã cần một logo cho những hộp đựng giày của mình, và ông lại liên hệ Davidson, yêu cầu một thiết kế gợi tả sự chuyển động. Cô đã quay trở lại với một số thiết kế, bao gồm Swoosh hiện nay mang tính biểu tượng của Nike, nhưng Knight thực sự không đánh giá cao bất cứ thiết kế nào trong số đó.
Với một hạn deadline đến gần cho việc in hộp đựng giày, Knight đã gọi điện cho Davidson và mặc dù không thích nó nhưng ông ấy đã chọn Swoosh. Davidson nộp bản thiết kế và chỉ nhận lại thù lao $35 và tiếp tục thiết kế cho Nike cho tới khi hãng trở nên quá lớn để cô có thể tự đảm nhận một mình công việc thiết kế và khi đó Nike bắt đầu chỉ định một hãng dịch vụ thiết kế trọn gói.
Davidson sau này đã được thưởng xứng đáng cho thiết kế cho mình, khi Knight gây ngạc nhiên cho cô ấy với một chiếc nhẫn Swoosh với một viên kim cương đính phía trên, cộng với một chiếc phong bì chứa cổ phần của Nike. Và trong khi thiết kế của cô không nhận được hưởng ứng của Knight vào lúc đầu, sự đơn giản và năng lượng của nó đã chứng minh được sự nổi bật đáng kể và lâu bền, thể hiện giá trị của thương hiệu Nike bằng một cách tối giản nhưng đẹp mắt nhất.
Bài học rút ra: Rất dễ để chúng ta suy nghĩ quá nhiều và bị mắc kẹt, trở nên thiếu quyết đoán để lựa chọn giữa những thiết kế tiềm năng. Nhưng đôi khi tất cả chúng ta cần một kì hạn để tập trung tâm trí mình và đưa ra một sự lựa chọn.
- Logo của Windows 8 thiết kế bởi Paula Scher
Được sinh ra ở Washington DC vào năm 1948, nhà thiết kế Paula Scher đã bắt đầu sự nghiệp của mình vào những năm 1970 với việc tạo ra những bìa album cho cả Atlantic và CBS Records. Vào năm 1991, cô đã trở thành nữ Giám đốc thiết kế đầu tiên trong lịch sử của Pentagram và đã tạo ra những nhiều bộ thiết kế nhận diện và những tác phẩm thiết kế đáng nhớ khác cho những khách hàng lớn bao gồm Citi Bank, Coca-Cola, Metropolitan Opera, Viện Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại và New York Philharmonic.
Vào năm 2012, bà đã làm việc với Microsoft để thiết kế một logo cho hệ điều hành Windows 8. Trong những thời điểm đầu tiên của quá trình thiết kế, bà đã hỏi một câu hỏi đơn giản: “Cái tên của sản phẩm là cửa sổ (windows), vậy vì sao logo lại là hình ảnh một lá cờ?”
Và như bạn có thể thấy qua những ví dụ phía dưới, Microsoft đã sử dụng biểu tượng lá cờ cho nhiều logo Windows khác trong nhiều năm trước đó.
Những logo trước đây của các phiên bản cũ hơn của hệ điều hành Windows (bao gồm logo ở góc trên bên trái) đã bao gồm hình ảnh một chiếc cửa sổ. Tuy nhiên, qua năm tháng biểu trưng này đã “tiến hóa” thành một lá cờ đang tung bay, có lẽ là sự mong muốn của hãng hướng tới nhiều “năng lượng” và “sự năng động” hơn. Trong quá trình đó, thiết kế đã mất tất cả sự liên hệ với ý nghĩa ban đầu của cái tên “Windows” – thứ đại diện cho phép ẩn dụ cho việc nhìn vào những màn hình và hệ thống máy tính, và mở ra một cái nhìn khác hơn về công nghệ.
Sau đó, thiết kế của Scher cho Windows 8 đã mang logo về lại với những điều cơ bản nhất, tái tạo biểu tượng 4 màu hơi có phần lòe loẹt thành một hình khối đối xứng hiện đại, trơn tru.
Sử dụng nguyên lý phối cảnh cổ điển (đường thẳng chụm dần lại gợi tả các chiều không gian), thiết kế mới mang tới một vẻ ngoài mới vẫn thể hiện cảm giác chuyển động, trong khi trông hiện đại hơn và quay lại concept ban đầu nhất của thương hiệu.
Bài học rút ra: Sự năng động và năng lượng không phải là những “phụ kiện đính kèm” mà cần là phần gốc rễ nhất bắt nguồn từ concept mạnh mẽ và rõ ràng của logo. Một khi bạn có được điều này, bạn sẽ có được những thứ tiếp sau.
- Logo của Brooklyn Brewery thiết kế bởi Milton Glaser
Được sinh ra ở New York vào năm 1929, Milton Glaser là một trong những nhà thiết kế nổi tiếng nhất thế giới. Là nhà đồng sáng lập của Push Pin Studios (1954) và New York Magazine (1968), ông đã thiết lập hãng thiết kế cho riêng mình, Milton Glaser vào năm 1974. Qua năm tháng, bản thân ông đã thiết kế và minh họa cho hơn 300 thiết kế poster, bao gồm poster nổi tiếng 1966 dành cho Greatest Hits LP của Bob Dylan. Có lẽ ông được biết đến nhiều nhất như là tác giả của logo I Love New York.
Vào năm 1986, Steve Hindy và Tom Potter đã gặp ông để tìm kiếm một bộ nhận diện mới cho thương hiệu của họ, Brooklyn Eagle Beer, được đặt tên để tưởng nhớ tới tờ báo nổi tiếng một thời được biên tập bởi Walt Whitman.
Glaser đã trả lời: “Tại sao lại bán một con chim khi bạn có cả một cánh rừng?”
Đó là một hỏi hay, và như là kết quả của cuộc thảo luận sau đó, bộ đôi quyết định đổi lại tên cho thương hiệu thành một từ “Brooklyn” đơn giản duy nhất.
Brooklyn Brewery sau đó đã gặt hái được thành công vang dội và Glaser cũng đóng góp phần không nhỏ thông qua thiết kế của mình. Ở thời điểm đó, Hindy và Potter đã không có khả năng chi trả phí thiết kế cho Glaser nên thay vào đó họ đã chia cho ông một phần cổ phần của công ty. Phần cổ phần này hiện tại đáng giá nhiều triệu đô la.
Bài học rút ra: Chìa khóa để thành công cho những thiết kế logo nằm ở việc thấu hiểu sâu sắc về doanh nghiệp và công ty. Và trên thực tế, điều này đồng nghĩa hỏi khách hàng nhiều câu hỏi, bao gồm cả những câu hỏi vụn vặt nhất.
- Logo của IBM thiết kế bởi Paul Rand
Nhà thiết kế sinh ra tại Brooklyn (1914 – 1996) Paul Rand là một trong những nhà thiết kế quảng cáo người Mỹ đầu tiên ấp ủ và sử dụng phong cách thiết kế đồ họa Thụy Sĩ. Và ông ấy sớm trở thành nhà thiết kế nổi tiếng toàn cầu vì những logo cho doanh nghiệp, ông là người tạo ra những thiết kế như thế của IBM, UPS, Enron, Morningstar, Westinghouse, ABC và công ty NeXT Computers của Steve Jobs.
Trong thế giới hiện tại, khi những công ty công nghệ thường xuyên thiết kế lại những nhận diện của hàng năm, sự thật là logo của IBM thực hiện năm 1972 vẫn được sử dụng chứng tỏ sự xuất sắc của thiết kế của nó. Sử dụng những đường kẻ ngang để thay thế cho những chữ cái khô cứng của logo trước đó (để gợi tả “tốc độ và sự năng động”), nó đã trở thành một trong những logo dạng chữ được nhận diện rộng rãi nhất thế giới, và được bắt chước một cách phổ biến bởi nhiều công ty khác.
Nhưng trong khi thiết kế có thể trông khá đơn giản, nó không có nghĩa là tốn ít thời gian để hoàn thành. Thay đổi kiểu chữ so với thiết kế trước đó vào năm 1956 (thay thế font Beton Bold bằng City Medium, kéo dài phần chân chữ và cách điệu hình dáng của chữ “B”), Rand đã dành hơn 1 thập kỉ để thử nghiệm những phiên bản khác nhau của logo trước khi giới thiệu những vạch sọc huyền thoại.
Rand cũng đã dành nhiều thời gian và công sức tạo ra một bộ tờ rơi và poster chi tiết, trình bày nhiều kích thước khác nhau cảu thiết kế và cung cấp những chỉ dẫn cẩn thận về cách sử dụng chúng. Sau đó, ông tiếp tục theo sát nhận diện thương hiệu của IBM trong hàng chục năm sau đó đảm bảo thiết kế nguyên gốc của ông không bao giờ bị lạm dụng, và tiếp tục được áp dụng cho tới ngày nay.
Bài học rút ra: Thiết kế logo tốt thường mất nhiều thời gian thực hiện. Sự kiên nhẫn là cần thiết để tạo ra một thiết kế không chỉ thành công, mà còn là một sản phẩm vững vàng và bền bỉ đảm bảo ứng dụng của nó là lâu dài theo thời gian.
- Logo của AT&T Bell System thực hiện bởi Saul Bass
Được sinh ra ở The Bronx, New York, Saul Bass (1920 – 1996) là một nhà thiết kế đồ họa và nhà sản xuất phim với ảnh hưởng sâu sắc vẫn còn sót lại ở cả hai ngành cho tới ngày nay. Không chỉ nổi tiếng vì đóng góp của mình trong những bộ phim như “Psycho, North” của Northwest và “Man with the Golden Gun”, ông cũng tạo ra những logo mang tính biểu tượng cho các công ty như Continental Airlines, Warner Communications và Geffen Records. Một phân tích về những thiết kế của ông được tổng hợp bởi Christian Annyas cho thấy chúng có tuổi thọ đặc biệt dài, với vòng đời trung bình là 34 năm.
Vào năm 1969, Bass đã thiết kế logo cho tập đoàn AT&T – công ty sau này đã nắm giữ vị trí độc quyền trong mảng dịch vụ điện thoại ở Mỹ và Canada thông qua hệ thống mạng lưới các công ty mang tên Bell System. Ông đã giản lược thiết kế năm 1964 và tạo ra một biểu tượng sạch sẽ và dễ nhận diện ở thời điểm mà logo của mọi công ty đều phức tạp và chi tiết.
Sự triển khai của logo Bell mới đã là chương trình nhận diện doanh nghiệp lớn nhất trong lịch sử Mỹ, bao gồm việc thiết kế lại đội xe 135000 chiếc của Bell System, 22000 tòa nhà, 1.250.000 buồng điện thoại công cộng và 170.000.000 sổ danh bạ điện thoại. Vì thế công ty cần đảm bảo rằng mọi việc là đúng đắn. Để thuyết phục tập đoàn, Bell đã làm một đoạn phim dài nửa giờ trình bày về thiết kế – ngày nay bạn có thể xem đầy đủ đoạn phim này trên Youtube.
Trong đoạn phim, Bass giải thích tầm nhìn của ông về một nhận diện rộng rãi phổ biến có thể được dùng từ những tiêu đề thư và quảng cáo dạng in cho tới huy hiệu mà nhân viên đeo trên người. Việc tạo ra một logo hiệu quả ở cả kích thước lớn và nhỏ là nguyên lý cơ bản luôn được chú trọng trong thế giới đa thiết bị hiện nay và nó như hiện thực hóa điều Bass đã áp dụng một cách triệt để trước thềm kỉ nguyên kĩ thuật số.
Tính thích ứng và khả năng mở rộng của logo năm 1969 của ông là một trong những lý do chính cho sự sử dụng lâu dài của nó và nó có lẽ đã có thể được sử dụng lâu hơn nếu Bell Systems không bị giải thể vào năm 1983. Khi sự kiện này diễn ra, Bass đã được mời lại để tạo ra logo toàn cầu cho AT&T – thiết kế vẫn được sử dụng cho tới tận năm 2005.
Bài học rút ra: Một logo đơn giản sẽ dễ triển khai ở những kích thước khác nhau nên sẽ dễ thích ứng cho những mục đích sử dụng đa dạng khác nhau, thậm chí điều này đúng ngay cả khi người ta không có chủ định làm việc đó. Và điều này đảm bảo sự lâu bền của chính thiết kế logo đó.
- Logo American Airlines thiết kế bởi Massimo Vignelli
Được sinh ra ở Ý, Massimo Vignelli (1931 – 2014) đã chuyển từ Milan tới New York vào những năm 1960 và đã trở thành một trong những nhà thiết kế có ảnh hưởng nhất của thế kỉ 20. Tập trung vào sự đơn giản thông qua những hình khối đối xứng cơ bản, ông đã thiết kế dòng sản phẩm túi giấy nâu đặc trưng của Bloomingdale, logo của hãng sản xuất ô tô Ford, bản đồ tàu điện ngầm năm 1972 của thành phố New York và thiết kế thương hiệu cho nhiều hãng lớn như Xerox, IBM, Gillette và Ford.
Vào năm 1967, Vignelli đã được giới thiệu tới American Airways bởi kĩ sư công nghiệp Henry Dreyfuss – người lúc đó làm việc cho hãng hàng không khi đó còn non trẻ này. Nhanh chóng ông được tuyển dụng để thiết kế logo và thương hiệu cho công ty và cách tiếp cận của ông đã được chỉ lối bởi hai nguyên lý: sự dễ đọc và tính quốc gia.
Để đảm bảo nguyên lý đầu tiên, ông đã sử dụng kiểu chữ Helvetica. Đối với nguyên lý thứ hai, ông đã thử dùng màu cho hai chữ cái là màu đỏ và xanh lục. “Nó đã trông rất tuyệt,” ông nói với Bloomberg vào năm 2013. “Kiểu chữ rất đẹp. Chúng tôi đã tiếp tục bằng tư duy logic chứ không phải cảm xúc hay xu hướng và thời trang.”
Cách tiếp cận thẳng thắn và khôn ngoan này đã mang lại kết quả là một thiết kế cổ điển đúng nghĩa, mặc dù Vignelli đã rất muốn nhấn mạnh rằng biểu tượng đại bàng đã thôi thúc ông rất nhiều (ông đã từ chối tự thiết kế nó, nên văn phòng Dreyfuss đã nhận vinh dự này). Bất chấp điều này, thiết kế của ông đã trở thành một trong những logo phổ biến và có sức sống lâu bền nhất trong lịch sử hàng không.
Bài học rút ra: luôn giữ mọi thứ đơn giản và thuần khiết. Tránh ra những chiêu trò và giữ thiết kế của bạn càng thẳng thắn càng tốt là điều quan trọng để tạo ra một thiết kế logo thành công, sống mãi với thời gian
Nguồn: Creativebloq.com