17 CÁCH PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO


Theo nhà tâm lý học nhận thức Robert J. Sternberg, sự sáng tạo có thể được hiểu theo nghĩa rộng là “quá trình tạo ra điều gì vừa mang tính nguyên bản vừa đem lại giá trị”. Sáng tạo nhìn chung là việc tìm ra những cách thức mới trong giải quyết vấn đề cũng như việc tiếp cận các tình huống thường gặp theo những góc nhìn hoàn toàn mới.

Sự sáng tạo không chỉ là kỹ năng đặc thù của những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật như họa sỹ, nhạc sỹ hay nhà văn, nó là kỹ năng hữu ích cho tất cả mọi người dù họ thuộc tầng lớp xã hội nào và hoạt động trong lĩnh vực nào đi nữa. Nếu bạn đang tìm cách thúc đẩy khả năng sáng tạo cho riêng mình thì bạn đừng bỏ lỡ những bí kíp sau đây.

  1. Cam kết phát triển khả năng sáng tạo của bản thân
162918657-56a7935c5f9b58b7d0ebd6b2 (1)

Điều đầu tiên cần làm là tận tâm hết mình để phát triển khả năng sáng tạo. Quá trình đó đòi hỏi ở bạn sự nỗ lực không ngừng nghỉ, ở đây không có chỗ cho sự trì hoãn. Lập mục tiêu và lên danh sách những người có thể hỗ trợ, đồng thời dành thời gian mỗi ngày để phát triển các kỹ năng.

  1. Trở thành một chuyên gia

Woman working on computer

Một trong những cách tốt nhất để phát triển sự sáng tạo ở bất kỳ một lĩnh vực nào là hãy trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó. Bằng cách gia tăng vốn hiểu biết sâu sắc về một chủ đề cụ thể, khi đối mặt với các những vấn đề khó khăn, bạn có thể đưa ra những giải pháp mang tính đột phá và mới mẻ để giải quyết chúng.

3.      Khơi gợi óc tò mò trong bạn

Smiling woman painting

Rào cản thường gặp trong quá trình phát triển sáng tạo là những quan niệm cho rằng tò mò là một thói quen không tốt. Thay vì tự khiển trách bản thân, bạn hãy tự khích lệ và tự tạo cho mình cơ hội để tìm hiểu và khám phá những điều mới mẻ xung quanh.

Ngoài việc tự khích lệ bản thân sáng tạo, hãy dành thời gian suy ngẫm để nắm bắt năng lực nội tại từ bên trong của mình. Phần thưởng thực sự cho việc dám theo đuổi sự sáng tạo đôi khi không nằm ở đích đến hay thành tựu cuối cùng mà nó nằm ở việc bạn biết tận hưởng niềm vui trong suốt quá trình bạn hành động để đạt được điều đó.

  1. Sẵn sàng đối mặt với rủi ro

Street Artist Painting Graffiti On Wall

Khi nói đến việc xây dựng các kỹ năng sáng tạo, bạn cần sẵn sàng chấp nhận rủi ro để nâng cao khả năng của mình.

Có thể nhiều lúc những nỗ lực của bạn có thể không dẫn đến thành công ngay trước mắt nhưng những kỹ năng và kinh nghiệm bạn tích lũy được sẽ phát huy tác dụng trong các dự án ở tương lai.

  1. Xây dựng sự tự tin

Confident woman smiling

Tâm lý hoài nghi khả năng của bản thân là rào cản lớn ngăn chặn bạn phát triển óc sáng tạo, vì vậy xây dựng sự tự tin là điều vô cùng cần thiết. Hãy tập ghi chú lại trong nhật ký hành trình, tự tưởng thưởng cho những nỗ lực của mình dù là nhỏ, dần dần bạn sẽ xây dựng được sự tự tin để làm nền tảng cho việc dấn thân vào con đường theo đuổi sự sáng tạo.

  1. Dành thời gian phát triển óc sáng tạo

Alarm clock sitting on table

Bạn không thể phát huy tài năng sáng tạo của mình nếu không dành đủ thời gian cho nó. Hãy dành ra lượng thời gian nhất định mỗi tuần để tập trung vào một vài dự án đòi hỏi khả năng sáng tạo.

  1. Thái độ sống tiêu cực ngăn cản sự sáng tạo

Proud woman

Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2006 bởi Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, tâm trạng tích cực có thể giúp thúc đẩy tư duy sáng tạo. Theo Tiến sĩ Adam Anderson – tác giả chính của nghiên cứu trên cho rằng “Nếu bạn đang làm một việc gì đó đòi hỏi bạn phải sáng tạo, một tâm trạng tích cực chắc chắn sẽ giúp bạn thăng hoa để tạo ra các luồng ý tưởng mới”.

Tuy nhiên, nếu quá tập trung vào việc làm sao để loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực hoặc cảm giác không hài lòng với bản thân, bạn cũng đang tự làm giảm đi khả năng phát triển sự sáng tạo của mình.

  1. Vượt qua nỗi sợ thất bại

Woman facing her fears

Sợ mắc phải sai lầm và sợ thất bại thường là những thứ làm bạn chùn chân trên con đường hướng đến sự sáng tạo. Bất cứ khi nào bạn thấy mình đang bị vây quanh bởi những cảm xúc như vậy, hãy nhắc nhở bản thân rằng sai lầm chỉ đơn giản là một phần của hành trình xây dựng khả năng sáng tạo. Bạn phải sẵn sàng đối mặt với vấp ngã và thất bại trước khi đạt được mục tiêu của mình.

  1. “Động não” để cho ra đời các ý tưởng mang tính đột phá

Brainstorming

Brainstorming là một thuật ngữ phổ biến trong cả môi trường học thuật và công việc, nó là một công cụ đắc lực để phát triển sự sáng tạo.

Vậy muốn “brainstorming” thì nên bắt đầu từ đâu. Hãy bắt đầu bằng cách tạm dừng tư duy phán xét và thái độ tự khiển trách bản thân, sau đó bắt đầu viết ra những ý tưởng liên quan và một loạt các giải pháp mang tính khả thi. Mục tiêu là tạo ra càng nhiều ý tưởng càng tốt trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. Tiếp theo, tập trung vào việc phân tích và chắt lọc các ý tưởng và đưa ra sự lựa chọn tốt nhất có thể.

  1. Hãy nhớ rằng luôn có nhiều giải pháp cho cùng một vấn đề

Lần tới khi bạn tiếp cận một vấn đề, hãy thử tìm kiếm một lúc thật nhiều giải pháp. Thay vì chọn ngay ý tưởng vừa nảy ra trong đầu, hãy dành thời gian để nghĩ ra những cách tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau.

Many solutions to a problem

Hành động đơn giản này là một cách tuyệt vời để xây dựng kỹ năng giải quyết vấn đề và phát triển tư duy sáng tạo.

  1. Tập ghi lại nhật ký hành trình sáng tạo

Hãy bắt đầu ghi lại nhật ký hành trình sáng tạo và đánh dấu vào các mốc thời gian bạn tạo ra nhiều luồng ý tưởng nhất. Đây là cách tuyệt vời để biết được những loại ý tưởng nào mang lại giải pháp khả thi cho các vấn đề bạn gặp phải. Nhật ký này cũng chính là nơi lưu trữ các ý tưởng hay ho mà bạn có thể sử dụng chúng như nguồn cảm hứng sáng tạo cho các dự án trong tương lai.

Creativity journal

  1. Lập bản đồ tư duy và sơ đồ sáng tạo

Mind Map

Bản đồ tư duy là một công cụ tuyệt vời để kết nối các ý tưởng và tìm kiếm các giải pháp mang tính đột phát cho nhiều vấn đề. Tạo một bản đồ tư duy bằng cách viết ra một chủ đề hoặc một từ thể hiện nội dung chính. Tiếp theo, liên kết các thuật ngữ hoặc ý tưởng liên quan xung quanh cụm từ trung tâm này. Bên cạnh việc chứa nhiều đặc điểm khá tương đồng với kỹ thuật “brainstorming”, bản đồ tư duy còn giúp phân nhánh các ý tưởng và cung cấp một cách nhìn rất trực quan về mối liên kết giữa các ý tưởng với nhau.

Trước khi bắt tay vào phát triển một dự án mới nào đó, hãy tạo một biểu đồ để có thể giám sát tiến độ của dự án từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành. Cố gắng dự trù và đưa vào biểu đồ tất cả những tình huống và chuỗi sự kiện khác nhau có khả năng xảy ra. Dạng biểu đồ này có thể giúp bạn hình dung ra sản phẩm cuối cùng, loại bỏ các rủi ro tiềm ẩn và mang đến các giải pháp độc đáo.

  1. Chủ động tìm kiếm nhiều thử thách và cơ hội để phát triển sự sáng tạo

Tackling creative challenges

Vào thời điểm bạn phát triển được một số kỹ năng sáng tạo cơ bản thì lúc này điều quan trọng là liên tục thử thách bản thân để luyện tập và nâng cao khả năng của mình. Tìm kiếm và dấn thân vào các dự án khó hơn, sẵn sàng thử những điều mới và đặc biệt phải tránh việc áp dụng lại các giải pháp đã từng sử dụng.

Ngoài việc thử thách bản thân, bạn cũng cần chủ động tìm kiếm cơ hội để thỏa sức sáng tạo. Điều này có thể liên quan đến việc nhận xử lý một dự án mới bạn chưa từng trải nghiệm qua hoặc tìm các công cụ hoàn toàn mới lạ để áp dụng cho các dự án hiện tại mà bạn đang đảm nhiệm.

  1. Hãy thử nghiệm kỹ thuật “6 chiếc mũ”

Solving a creative problem

Kỹ thuật “sáu chiếc mũ” liên quan đến việc xem xét một vấn đề từ sáu góc độ khác nhau. Bằng cách này, bạn có thể tạo ra nhiều ý tưởng hơn so với việc chỉ tiếp cận vần đề từ một hoặc hai lăng kính khác nhau.

  • Mũ đỏ: Xem xét tình huống. Cảm xúc của bạn nói với bạn điều gì?
  • Mũ trắng: Xem xét tình huống một cách khách quan. Sự thật là gì?
  • Mũ vàng: Sử dụng quan điểm tích cực. Những giải pháp nào sẽ hiệu quả?
  • Mũ đen: Sử dụng quan điểm tiêu cực. Những giải pháp không mang lại hiệu quả?
  • Mũ xanh lá: Tư duy sáng tạo. Một số ý tưởng thay thế là gì?
  • Mũ xanh dương: Tư duy theo chiều rộng. Giải pháp tổng thể tốt nhất là gì?
  1. Tìm kiếm nguồn cảm hứng sáng tạo

Art gallery
Đừng bao giờ kỳ vọng rằng sự sáng tạo tự nhiên sẽ tìm đến với bạn. Thay vào đó, hãy liên tục tìm kiếm những nguồn cảm hứng khác nhau để giúp thúc đẩy sự tuôn chảy của các luồng ý tưởng và nảy ra nhiều giải pháp độc đáo cho các vấn đề phức tạp.

Đọc một cuốn sách, ghé thăm một bảo tàng, nghe thể loại nhạc yêu thích hoặc tham gia vào một cuộc tranh luận sôi nổi với bạn bè. Hãy tận dụng bất kỳ chiến lược hoặc kỹ thuật nào phù hợp nằm trong tầm tay bạn.

 

  1. Cân nhắc tất cả các kịch bản dự phòng

Thinking of new ideas

Khi tiếp cận một vấn đề, hãy tận dụng mẫu câu hỏi giả thiết bắt đầu với “Nếu …” để xem xét từng tình huống có thể xảy ra. Nếu bạn chọn cách tiếp cận này thay vì những cách khác thì kết quả sẽ ra sao?

Bằng cách cẩn trọng xem xét trước tất cả các phương án thay thế, bạn có thể đưa ra được giải pháp tối ưu nhất và mang tính sáng tạo nhất để xử lý vần đề.

  1. Thử nghiệm kỹ thuật “quả cầu tuyết”

Snowball technique for creativity

Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao một ý tưởng tuyệt vời thường sẽ dẫn dắt ta đến một ý tưởng tuyệt vời khác? Bạn có thể tận dụng điều này bằng cách sử dụng “kỹ thuật quả cầu tuyết” trong quá trình tìm kiếm ý tưởng cho dự án của mình.

Nếu ý tưởng này chưa phù hợp với dự án hiện tại của bạn, hãy đặt nó sang một bên và tận dụng nó trong một dự án khác trong tương lai.

Nguồn: verywellmind.com

Tham khảo khoá học sắp khai giảng và ưu đãi mới nhất! Lịch học Đăng ký ngay