11 THỦ THUẬT THIẾT KẾ ĐỂ TẠO RA MỘT QUẢNG CÁO HIỆU QUẢ TRÊN FACEBOOK
Facebook đã trở thành nơi những chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ giới thiệu thương hiệu và sản phẩm đến với người tiêu dùng lý tưởng của mình. Một đoạn quảng cáo Facebook tuyệt vời sẽ giúp tăng lượng truy cập, cải thiện nhận thức về thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng. Nhưng đôi khi việc tạo ra một nội dung quảng cáo trên Facebook có thể khá thách thức. Có quá nhiều thứ phải cân nhắc: quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện ở đâu, kích thước, hình ảnh, phong cách, bố cục, màu sắc, font chữ sử dụng như thế nào. Bằng cách nào bạn biết cái nào hiệu quả và cái nào không? Hoặc điều gì sẽ khiến thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn nổi bật?
Nếu bạn chưa thành thạo việc quảng cáo trên Facebook hoặc muốn cải thiện quảng cáo của mình, hãy dành thời gian xem qua những thủ thuật thiết kế quảng cáo Facebook của chúng tôi trong bài viết này.
Thiết kế bởi OrangeCrush
- Sử dụng càng ít text càng tốt
—
Người dùng thường muốn nhìn thấy quảng cáo trong khoảng thời gian càng ngắn càng tốt, nên hãy giữ nội dung text của bạn ở mức tối thiểu.
Bạn muốn truyền đạt thông điệp nhanh chóng và cô đọng nhất có thể – dưới 280 kí tự là lý tưởng. Nhiều người dùng sẽ bỏ qua bài đăng của bạn ngay khi họ nhận ra rằng nó là quảng cáo, và tốt nhất bài đăng của bạn phải rõ ràng và dẫn dắt tới nơi bạn có được sự chú ý của người dùng.
Luôn luôn tập trung vào một thông điệp duy nhất – đừng cố nhồi nhét nhiều khuyến mãi hoặc giá trị vào cùng một nội dung quảng cáo. Bản thân quảng cáo cần phải đơn giản, lý tưởng là giới thiệu một ưu đãi (ví dụ như giảm giá 50% sản phẩm áo thun cuối tuần này), một sự kiện quan trọng (“mới mở một cửa hàng ở….”) hoặc một giá trị cụ thể mang đến cho người dùng (“miễn phí vận chuyển cho toàn bộ đơn hàng”…).
Bất cứ thứ gì không cần thiết phải nói, hãy lưu lại cho tới sau khi họ click vào nút trong quảng cáo. Cho dù quảng cáo của bạn dẫn khách hàng tới website bán hàng, ứng dụng hoặc trang của sản phẩm, người dùng luôn có thể tìm thấy những thông tin chi tiết hơn ở đó.
Thiết kế bởi Maryia Dziadziulia
Nhà thiết kế Maryia Dziadziulia đã ngưng tụ chiến lược sản phẩm của BeLive thành 2 từ ngắn gọn: “iron gummies” (tạm dịch: kẹo cao su chứa sắt). Đây là một thông điệp rõ ràng và cô đọng cho khán giả của họ. Đối với những người quan tâm đến việc bổ sung sắt thông qua dạng kẹo, đó là tất cả thông tin họ cần để chú ý đến sản phẩm của bạn.
- Kiểu chữ đơn giản, dễ đọc
—
Bạn không chỉ muốn text của mình ngắn gọn và hiệu quả, bạn cũng cần nó phải dễ đọc và thoải mái cho mắt người dùng. Hãy sử dụng kiểu chữ đơn giản để thực hiện mục tiêu này. Những font phức tạp có thể thu hút được nhiều sự chú ý hơn, nhưng chúng gây người dùng mất tập trung khỏi thông điệp trung tâm và thậm chí mất thời gian nhiều hơn để người đọc hiểu được ý nghĩa bạn muốn truyền tải.
Những kiểu chữ đậm nét theo kiểu sans serif là lựa chọn tốt nhất. Nếu bạn để text hiển thị trên nền là hình ảnh, bạn cần đảm bảo người xem có thể đọc được chúng: text nên đậm nét và có màu phù hợp để nổi bật trên lớp nền.
Một khi bạn tìm ra một font chữ bạn thích, hãy gắn với nó. Việc sử dụng nhiều font có thể gây mất tập trung, nên hãy giới hạn ở một hoặc hai font thôi nhé!
Thiết kế bởi Maryia Dziadziulia
Trong thiết kế quảng cáo của Launchpeer, thực hiện bởi Maryia Dziadziulia, phần text rất đậm nét và rõ ràng. Màu sắc tương phản với nền khiến nó dễ đọc hơn, đặc biệt là khi mỗi từ khóa hoặc cụm từ có khung riêng.
- Sử dụng sự tương phản để thu hút sự chú ý
—
Mạng xã hội của nơi tập trung những thứ kỳ dị, với sự lan truyền khủng khiếp của những sự kiện giật gân cũng như mọi thứ được trình diễn chỉ để gây chú ý của bạn. Đó là những thứ sẽ cạnh tranh với những nội dung quảng cáo trên Facebook của bạn.
Để giúp quảng cáo của bạn được nhìn thấy đầu tiên, chỉ ở khía cạnh đọc, bạn có thể sử dụng những thủ thuật hình ảnh như sử dụng sự tương phản để gây sự chú ý. Một trong những kỹ thuật tương phản mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng là sử dụng hai màu đối nhau trong bánh xe màu. Những màu đối lập như đen/trắng, xanh dương/vàng, hoặc đỏ/xanh lá thường mang lại độ tương phải tốt nhất và giúp tối đa hóa sự hiện diện của text, màu sắc và hình ảnh.
Thiết kế bởi Arthean
Arthean sử dụng màu tím và cam tương phản để gây chú ý cho thiết kế quảng cáo này. Bạn cũng hãy để ý cách nội dung text thứ cập thường có màu trắng, một tùy chọn khác đem lại tương phản. Điều quan trọng là nhớ rằng hiệu quả khi text và hình ảnh dễ đọc.
- Thiết kế cho vị trí đặt quảng cáo
—
Quảng cáo trên Facebook có thể được hiển thị ở một số khu vực khác nhau – trong đó có 3 khu vực chính là newsfeed của giao diện máy tính, newsfeed của giao diện di động và cột bên phải – mỗi cái có kích thước và lợi thế riêng. Thật cám dỗ nếu thiết kế một thiết kế và tái định dạng nó để vừa khít với mọi khu vực, nhưng cuối cùng bạn sẽ phải hy sinh hiệu quả của nó khi bỏ qua những đặc điểm cụ thể của mỗi khu vực hiển thị.
Đầu tiên, hãy học cách những người dùng bạn nhắm tới sử dụng Facebook. Họ thường sử dụng nó trên máy tính hay điện thoại? Họ có dùng Stories hay Marketplace? Điều này giúp bạn tối ưu tiền cho quảng cáo và đưa ra chiến lược quảng cáo phù hợp. Ví dụ, nếu hầu hết nhóm khách hàng được nhắm tới sử dụng Facebook trên các thiết bị di động, bạn có thể tối ưu quảng cáo cho các thiết bị di động. Chiến lược thông minh này thực sự giúp bạn tăng hiệu quả trong khi giảm thiểu đáng kể chi phí phải bỏ ra.
Nếu không, bạn có thể chọn “Automatic Placements” và Facebook sẽ tự động đưa ra lựa chọn cho bạn, nhưng ở trường hợp này, nó yêu cầu thiết kế của bạn tối ưu cho mọi vị trí hiển thị.
Nếu bạn cần danh sách hoàn chỉnh những kích cỡ được khuyến nghị cho mỗi loại quảng cáo, hãy đọc qua bài viết của chúng tôi ở đây.
Thiết kế bởi GayanMH
Hãy để ý cách nhà thiết kế GayanMH giữ những chi tiết giống nhau trong các biến thể quảng cáo khác nhau, nhưng sắp xếp lại chúng để có được tổ hợp tốt nhất cho mỗi kích cỡ. Mỗi quảng cáo duy trì thứ bậc thông tin với tập trung nằm ở sản phẩm.
- Microtargeting
—
Một trong những tính năng tuyệt vời nhất của quảng cáo Facebook là sự chính xác khi hướng tới đối tượng cần thiết. Bởi bản thân Facebook nhiều ít chính là một cơ sở dữ liệu khổng lồ về sở thích, nghề nghiệp, địa điểm và sự kiện của con người, bạn có thể tạo ra những chiến dịch quảng cáo hấp dẫn với hầu như tất cả các nhóm đối tượng người dùng, một kỹ thuật thường được gọi là microtargeting.
Một trong những thủ thuật hàng đầu về quảng cáo Facebook của chúng tôi là tận dụng toàn bộ những lợi thế của microtargeting. Không giống việc quảng cáo chung chung trên truyền thông đại chúng, quảng cáo Facebook có thể được tùy biến với những yêu cầu phức tạp nhất, tận dụng lợi thế dữ liệu của nền tảng này.
Thiết kế bởi Hawnit_Studio
Chiến lược này thậm chí còn hiệu quả hơn khi được xây dựng trên dữ liệu thực về người dùng. Bài kiểm tra split có thể giúp bạn tối ưu hóa quảng cáo Facebook của bạn cho tất cả các chi tiết thành phần. Bạn có thể tạo ra những quảng cáo khác nhau cho những phân khúc thị trường khác nhau – một cách tiếp cận hiệu quả hơn sử dụng chung một quảng cáo cho tất cả đối tượng khách hàng.
Thiết kế của Hawnit_Studio dành cho tổ chức từ thiện Warrior Rising có đối tượng khán giả cụ thể là những người ủng hộ cựu chiến binh. Việc đặt quảng cáo trên Facebook cho phép họ nhắm tới đối tượng của mình một cách chính xác, hiệu quả và chiến lược hơn.
- Thử nghiệm những quảng cáo khác nhau
—
Nếu bạn chưa quen với quảng cáo trên Facebook, hay quảng cáo trên mạng nói chung, việc bạn thử nghiệm sẽ sai nhiều hơn đúng. Thậm chí với dữ liệu người dùng đáng tin cậy trong tay, không có gì đảm bảo chắc chắn rằng chiến dịch quảng cáo của bạn hiệu quả cho tới khi bạn nhìn thấy sự tăng trưởng đột biến của doanh số bán hàng.
Cách tiếp cận chắc chắn nhất là luôn luôn gọt dũa, cải thiện dần dần chiến lược của bạn trong quá trình phát triển của thương hiệu, luôn cải tiến và làm mới quảng cáo dựa trên hiệu quả của những quảng cáo trước đó. Để có cái nhìn tổng quan hơn, bạn có thể thử nghiệm nhiều loại hình quảng cáo khác nhau cùng lúc để xem loại nào hiệu quả và loại nào không hiệu quả.
Bạn không những có thể thử nghiệm hiệu suất của thiết kế quảng cáo Facebook, bạn còn có thể kiểm tra hiệu suất của thương hiệu của bạn trong một thị trường mới. Nếu bạn đang nghĩ tới việc mở rộng sang một nhóm khách hàng khác hoặc thử nghiệm với một dải sản phẩm khác, bạn có thể kiểm tra với một quảng cáo Facebook chuyên dụng và xem liệu nó có đáng để đầu tư tiền hay không.
Thiết kế bởi Artcher
Với thiết kế dành cho Make-a-wish New Jersey Artcher đã tạo ra một vài biến thể cho quảng cáo dạng ảnh gif, mỗi cái có những chi tiết hình ảnh và nội dung quảng cáo khác nhau.
- Chọn những định dạng tốt nhất cho bạn
—
Bạn nên tối ưu hóa định dạng thiết kế quảng cáo trên Facebook của bạn. Ví dụ, nó cần là định dạng phù hợp với dạng thiết kế của bạn như video, ảnh tĩnh, ảnh động,… Những định dạng khác nhau nổi bật với những nhóm khách hàng khác nhau, không kể việc mỗi ngành khác nhau thường ưu tiên một vài định dạng hơn những định dạng khác. Ví dụ, một nhà bán lẻ có thể sử dụng Collection Ads để phô diễn bộ sưu tập sản phẩm của mình nhiều hơn một công ty SaaS.
Những lựa chọn định dạng với quảng cáo Facebook gồm những dạng chính như sau:
Quảng cáo dạng hình ảnh là một hình ảnh riêng lẻ không có hiệu ứng chuyển động. Đây là một cách tuyệt vời để tạo ra một quảng cáo đơn giản và mạnh mẽ thu hút người dùng đến với website của bạn và nâng cao nhận thức về thương hiệu và sản phẩm của bạn.
Quảng cáo dạng video là những video ngắn có âm thanh. Những quảng cáo này giúp thương hiệu và sản phẩm của bạn tạo dựng một video thu hút sử dụng sự kết hợp của ảnh, text, âm thanh và hiệu ứng chuyển động. Nó là cách tuyệt vời để thu hút người dùng đến với thương hiệu của mình.
Quảng cáo dạng bộ sưu tập là một series những hình đại diện (thumbnail) phô diễn nhiều sản phẩm khác nhau, nhấn mạnh những tính năng của một sản phẩm riêng lẻ hoặc giải thích từng bước của một quá trình.
Quảng cáo dạng băng chuyền là một series các hình ảnh được hiển thị trong cùng quảng cáo duy nhất. Mỗi hình ảnh sẽ có đường link của riêng nó. Định dạng này là tốt nhất để hiển thị nhiều sản phẩm khác nhau, phô diễn những tính năng của sản phẩm, tạo ra một lookbook cho sản phẩm và kể câu chuyện thương hiệu.
Quảng cáo dạng câu chuyện (Stories) là một định dạng toàn màn hình theo chiều dọc, có thể là hình ảnh hoặc video. Những quảng cáo này nhanh chóng, thu hút và đầy tính tương tác. Nó là một định dạng hiệu quả để kết nối với khán giả của bạn theo một cách rộng rãi và nguyên bản.
Đừng sợ khi kết hợp một vài định dạng khác nhau trong cùng một chiến dịch – ví dụ, việc bổ sung một vài quảng cáo dạng video vào một chiến dịch toàn những quảng cáo dạng ảnh tĩnh có thể cải thiện tỷ lệ chuyển đổi tới 17% so với chỉ sử dụng mình quảng cáo dạng ảnh tĩnh.
Thiết kế bởi CristianGarcia
Thiết kế này tận dụng tối đa lợi thế của định dạng video sử dụng kiểu chữ rõ ràng và những tấm ảnh chụp sản phẩm quyến rũ để phô diễn kết quả bạn có thể có được với inke.
- Sử dụng kỹ thuật thử-nghiệm-tới-khi-đúng
—
Đôi khi những thủ thuật thiết kế quảng cáo Facebook quý báu nhất cũng giống như đối với quảng cáo truyền thống, Bạn có thể không có khả năng theo những tiêu chuẩn quảng cáo tốt nhất đối với chữ cái, nhưng với một vài điều chỉnh nó bạn có thể khiến chúng vừa vặn với Facebook.
Ví dụ, một trong những sự điều chỉnh đáng chú ý nhất đối với quảng cáo chính là định dạng. Khi điện thoại thông minh trở thành cách chính để tiếp nhận các nội dung quảng cáo, những loại hình quảng cáo truyền thống trở nên kém quan trọng. Bất chấp sự chuyển dịch về định dạng, một kỹ thuật thử-nghiệm-tới-khi-đúng vẫn có hiệu quả với những sáng tạo trọng tâm ở sản phẩm. Khi bạn có một thông điệp rõ ràng và một điểm tập trung tốt cho những tài sản sáng tạo của bạn, nó có thể giúp thúc đẩy kết quả kinh doanh. Facebook báo cáo rằng những thiết kế chú trọng vào sản phẩm có được hơn 71% lượt xem hơn những nội dung của sản phẩm không có sự tập trung rõ ràng vào sản phẩm.
Thiết kế bởi Artcher
Hãy xem cách Artcher sử dụng những kỹ thuật quảng cáo truyền thống như hình ảnh và trích dẫn cảm xúc từ những nhân vật nổi tiếng như John Lewis để nâng cao nhận thức về sứ mệnh của họ. Quảng cáo này chia nhỏ những điểm thành những màn hình riêng lẻ dễ hiểu, vừa vặn với môi trường Facebook.
Khi nói tới những lời trích dẫn, hãy cẩn thận với lượng text xuất hiện trên màn hình. Trong ví dụ trên đây, hãy để ý cách những phần quan trọng của lời trích dẫn được làm nổi bật để đảm bảo sự chú ý dành cho những phần quan trọng nhất. Những hiệu ứng hoạt hình khiến mẩu quảng cáo thu hút và linh động hơn.
- Thiết kế cho mục tiêu quảng cáo của bạn
—
Thủ thuật này có hai ý nghĩa. Đầu tiên là nghĩa đen: hãy thiết kế quảng cáo trên Facebook của bạn để tiếp cận mục tiêu của bạn, cho dù đó là mục tiêu nói chung như tăng nhận thức về thương hiệu hay cụ thể như bán một sản phẩm riêng lẻ. Đó là một điều đáng chú ý cho bất cứ loại hình quảng cáo nào.
Ý nghĩa thứ hai là cụ thể cho chính Facebook: những mục tiêu quảng cáo là một trong những trường bạn có thể lựa chọn khi tạo ra một mẩu quảng cáo Facebook. Bạn sẽ có những lựa chọn sau:
- Get more lead – người dùng sẽ điền vào thông tin cá nhân như tên, địa chỉ email, số điện thoại,…
- Get more website visitors – click chuột trên quảng cáo đưa người dùng đến website của bạn
- Promote your business locally – quảng cáo của bạn sẽ chỉ hiển thị trong khoảng cách cho trước (trong bán kính 2 tới 50 dặm)
- Boost your event – loan báo thông tin về một sự kiện hoặc trực tiếp bán vé cho nó
Thiết kế bởi Arkline
Toàn bộ thiết kế quảng cáo nên được xây dựng xung quanh mục đích cuối cùng của bạn, đặc biệt là call-to-action. Nếu bạn muốn có được nhiều đối tượng phản hồi và quan tâm về sản phẩm, ví dụ như nhắc đến một vài phần thưởng khi điền vào biểu mẫu. Nếu bạn đang quảng cáo một doanh nghiệp địa phương, hãy bổ sung một số từ khóa mà người địa phương sẽ đánh giá cao, như nhắc tới một món ăn hoặc đội bóng nổi tiếng địa phương.
Mục đích của đoạn quảng cáo Arkline thực hiện cho It Takes Two, Inc là thu hút được nhiều sự quyên góp hơn – bạn có thể thấy điều này thông qua nút “Donate Now” to và nổi bật của thiết kế.
- Liên kết thương hiệu
—
Mẩu quảng cáo trên Facebook của bạn là đại diện cho cá tính thương hiệu, nên chúng nên có vẻ ngoài và cảm giác giống với thương hiệu.
Đối với những người mới bắt đầu, quảng cáo Facebook luôn cần có đầy đủ những mục cơ bản sau:
- Logo
- Bảng màu
- Font chữ của thương hiệu
- Những sản phẩm và dịch vụ quan trọng
- Linh vật hoặc người đại diện thương hiệu
Nhưng thiết kế quảng cáo trên Facebook, giống như mọi loại hình nội dung hình ảnh, nên hiển thị tất cả thành phần của nhận diện thương hiệu dạng hình ảnh. Bạn nên chỉ ra những khu vực này sớm trong mô hình kinh doanh của mình, bao gồm việc sử dụng những font chữ nào, những màu sắc nào lột tả những cảm xúc bạn muốn người xem liên tưởng đến thương hiệu của bạn. Nếu bạn chưa làm, không bao giờ là quá muộn – chỉ cần đọc bài viết của chúng tôi ở đây để tìm hiểu.
Thiết kế bởi arnhival
Một khi bạn định nghĩa nhận diện thương hiệu hình ảnh của mình, điều quan trọng là áp dụng điều đó xuyên suốt mọi thiết kế trực quan của bạn. Nếu bạn đang sử dụng một quảng cáo dạng video, nó nên hiển thị logo hoặc sản phẩm trong 3 giây đầu tiên. Điều này sẽ thiết lập liên kết thương hiệu với khán giả của bạn ngay lập tức. Nhưng nó không dừng ở đó, việc duy trì và đảm bảo sự nhất quán với bộ nhận diện thương hiệu trong suốt video của bạn cũng quan trọng một cách tương tự khi xây dựng một sự liên kết thương hiệu hiệu quả và mạnh mẽ.
Hãy nhìn vào cách nhà thiết kế arnhival đã thêm logo Abrazo vào mở đầu video trước khi đến với những hình ảnh gợi cảm xúc. Điều này không chỉ bổ sung bối cảnh cho thiết kế, nó còn đảm bảo người xem sẽ liên tưởng những hình ảnh đó đến thương hiệu.
- Ưu tiên hàng đầu dành cho thiết bị di động và Facebook Stories
—
Ngày nay khi nghĩ đến việc tạo ra một thiết kế quảng cáo, bạn phải nghĩ về nơi mà khán giả sẽ nhìn thấy nó. Và khi người dùng dành nhiều thời gian hơn cho những thiết bị di động, quảng cáo nên được thiết kế cho thiết bị di động trước. Điều này đồng nghĩa với tạo ra những quảng cáo toàn màn hình theo chiều dọc có thể thu hút và kết nối với người dùng tốt hơn. Facebook Stories chính là dạng nội dung này: một định dạng quảng cáo toàn màn hình theo chiều dọc thu hút khán giả và tạo nên cảm giác của cộng đồng. Đó là vì Stories nhắm đến chia sẻ và thể hiện những khoảnh khắc khi chúng xảy ra.
Thiết kế bởi Maryia Dziadziulia
Đây là một cách tuyệt vời để tạo ra một quảng cáo nguyên mẫu và hiệu quả, đặc biệt nếu nó được chụp hoặc quay trên điện thoại. Faecbook báo cáo rằng “những Stories được quay bằng điện thoại có tỷ lệ thành công cao hơn 63% đối với mục đích bán hàng, cài đặt app và những mục đích tương tự.”
Không chỉ có thể, bản chất của Stories là thu hút và gắn kết người dùng. Thậm chí những chức năng như chạm và giữ để tạm dừng hoặc vuốt lên hoặc tham gia bình chọn sẽ khiến khán giả chìm đắm vào quảng cáo của bạn. Những chi tiết tương tác này là một cách tuyệt vời để tăng nhận thức về thương hiệu cũng như gắn kết hơn với người dùng. Một khảo sát cho thấy 58% người dùng cảm thấy hứng thú hơn với một sản phẩm/thương hiệu sau khi xem nó trên Stories.
Thiết kế của Marya Dziadziulia sử dụng những trích đoạn trong cuộc sống hàng ngày của người dùng, chia sẻ và thể hiện những khoảnh khắc khi chúng xảy ra. Quảng cáo của họ mang lại cảm giác cộng đồng như là một cách để kết nối với khán giản của mình.
Đã đến lúc tạo ra quảng cáo Facebook của chính bạn!
—
Giờ thị bạn đã có được trong tay những thủ thuật này, hãy bắt đầu tạo ra những quảng cáo Facebook tuyệt vời giúp sản phẩm và thương hiệu của mình có được sự chú ý chúng đáng được nhận.
Bất cứ khi nào bạn cảm thấy khó khăn với thiết kế, bố cục hay thậm chí là lựa chọn màu sắc, kiểu chữ, đừng chịu đựng chúng một mình. Hãy đến với chúng tôi! Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi không những có thể tiết kiệm được thời gian cho bạn, mà còn giúp bạn tạo ra những thiết kế tuyệt vời cho quảng cáo Facebook của bạn.
Nguồn: 99designs.com